Nếu bạn tham gia job đóng tàu định cư AIPP của I Link Group, bạn sẽ làm việc trong vị trí Fiberglass Laminator – Phủ sơn và đính sợi Fiberglass vào thân trong và ngoài thuyền. Sợi Fiberglass hay còn được gọi là sợi thủy tinh có vẻ không phải là khái niệm quen thuộc với những ai không rành về vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, ứng dụng của nó cực kỳ thông dụng và được áp dụng thường xuyên xung quanh chúng ta.
Vậy, sợi Fiberglass hay sợi thủy tinh rốt cuộc là như thế nào và công việc phủ sơn đính sợi Fiberglass tại cty trong lĩnh vực công nghiệp tàu biển tại Canada đang có ở I Link Group như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết sau.

Mục Lục
Sợi thủy tinh (Fiberglass) là gì?
Sợi thủy tinh là loại vật liệu vô cơ dẻo hơn các loại sợi thực vật hay động vật, có tính đàn hồi cao. Được dùng để tăng cường lớp kết cấu bảo vệ, tăng khải năng chống biến dạng, chống nứt và tăng tính ổn định.
Có đường kính nhỏ vài chục micro mét được kéo thành sợi (hay còn gọi là thủy tinh dệt). Làm thay đổi kết cấu của thủy tinh khối như giòn, dễ đứt gãy và có ưu thế về mặt tác động cơ học hơn.
Không thắt nút được, cũng không đàn hồi hay kéo dãn được. Không dẫn điện và không cháy. Tính bền vững cao. Không thấm nước và bền với hầu hết các loại axit. Không hút ẩm.
Thành phần thủy tinh dệt còn chứa thêm các khoáng chất như nhôm, magie, silic để tạo thành nhiều loại sợi thủy tinh khác nhau:
- Sợi thủy tinh A (hàm lượng kiềm cao)
- Sợi thủy tinh C (tính bền hóa cao)
- Sợi thủy tinh D (cách nhiệt tốt)
- Sợi thủy tinh E
- Sợi thủy tinh R và S (độ bền cơ học cao). Trong đó, sợi thủy tinh E là loại phổ biến.

Ứng dụng sợi thủy tinh Fiberglass trong sản xuất
Sợi thủy tinh được ứng dụng rất thường xuyên trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Có thể kể đến như:
- Trong trang trí nội thất: đồ treo tường, màn, ghế,…
- Trong cách nhiệt: lò hơi, ống nước, tường vách…. ở dạng sợi, lớp bọc hoặc dây bện
- Trong cách âm không gian dưới dạng đống, nỉ, tấm ép cứng…
Làm vật liệu gia cố các sản phẩm trong xây dựng nội thất: tường, trần, vách thạch cao.
Làm lõi trong sản xuất thạch cao tấm để xây dựng các tính năng chống ẩm mốc, chống co giãn, chống cháy, chịu nhiệt tốt…

Nhu cầu sử dụng sợi thủy tinh trong ngành công nghiệp đóng tàu
Những rắc rối nào phát sinh nhu cầu sử dụng sợi thủy tinh trong job đóng tàu
Một thời gian đưa vào sử dụng, tàu thuyền chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, Ngoài tác động từ nước, các thuyền trưởng cũng hay neo đậu thuyền ở nhiều nơi với nhiều địa hình đá ngầm, mực nước khác nhau. Do đó, tàu thuyền bắt đầu có những sự xuống cấp nhất định. Trong đó phải kể đến:
- phai màu bề mặt sáng và bóng ban đầu
- sự xuất hiện của bong bóng và vế nứt
- tăng mức tiêu thụ năng lượng

Mục đích sử dụng sợi thủy tinh
+ Bảo vệ lớp gỗ khỏi sự xâm lấn của nước. Từ sự hình thành các lỗ rỗng siêu nhỏ – là các lớp chính bên trong được bao phủ bởi vật liệu thủy tinh. Tránh làm tổn hại đến chất lượng và giá trị sử dụng khi sử dụng tàu, nhất là khi thời tiết thay đổi, làm cho nhiệt độ nước cao vào mùa hè và sương giá vào mùa đông.
+ Lý do chính của việc đảm bảo lớp sơn trang trí và bảo dưỡng trong suốt quá trình vận hành tàu thuyền là để loại bỏ sự thẩm thấu nước và phục hồi chức năng chống thấm nước của gelcoat.
+ Tạo thành lớp gelcoat kết dính bên ngoài – là một lớp màng có độ dày 0,6 mm. Đây là một chất kết dính màu được phủ trên bề mặt gỗ thuyền trước khi phủ lớp bảo vệ chính bằng sợi thủy tinh.
+ Tuổi thọ của tàu sẽ bị giảm đáng kể kế nếu không có lớp sợi thủy tinh bảo vệ này từ 8-10 năm
Nguyên nhân của các vấn đề xuất hiện trên bề mặt thân tàu thuyền
Hiện tượng thẩm thấu là do sự thay đổi nồng độ của dung dịch axit trong các lỗ rỗng sợi thủy tinh khi bảo vệ tránh nước biển xâm lấn vào lớp gelcoat.
Khi nước biển chạm đến lớp gelcoat, bề mặt sẽ bị phồng lên, có hình thù như các lớp bong bóng dần nở ra và đến một mức độ nào đó sẽ vỡ ra và tạo thành các vết nứt dài.
Ban đầu, kích thước bong bóng vết nứt chỉ có kích thước rất nhỏ, chưa có đủ sức tác động. Do đó, thường sẽ dễ được bỏ qua và không cần thiết phải gấp gáp bảo dưỡng lại. Nhưng nếu lơ là quên mất chừng 4-5 tháng cho đến 5-8 năm tùy tần suất sử dụng thì vết nứt có thể mở rộng ra và cần bảo dưỡng, nếu để lâu sẽ dẫn đến hư hại khó phục hồi.

Lưu ý thêm
Ngoài những vết nứt có tính mở rộng từ vết nứt ban đầu ra thì cũng cần chú ý đến các vết nứt mới phát sinh. Nhất là khi chúng có đường kính từ khoảng 5-15mm. Nếu không được bảo trì kịp thời, vết nứt này nó sẽ dần mở rộng ra và phá hủy chức năng bảo vệ của lớp sợi thủy tinh và bắt đầu bong tróc nặng.
Bạn dễ dàng nhìn thấy vết nứt trên thân tàu khi thuyền tàu được đẩy lên bờ, nhất là khi trời nóng càng dễ thấy hơn nữa. Vết nứt có thể vẫn ở đó nhưng vào mùa xuân thì thời tiết dễ chịu, các vết nứt ít giãn nở ra nên khó thấy.
Hãy chú ý đến sự tác động của thời tiết trong công tác bảo trì thường xuyên.
Tính cấp thiết của việc bảo trì tàu thuyền bằng sợi thủy tinh Fiberglass
Chờ đến khi thuyền tàu ở trạng thái khô thì cần sửa chữa ngay. Vì khi đã bị hư hại, trong những vết nứt rỗng sẽ ẩn chứa các tạp chất có khả năng phá hủy lớp sợi thủy tinh chính dù cho có chà nhám. Nếu để càng lâu thì lớp vỏ bên ngoài sẽ tiếp tục bị giảm chất lượng và có thể bị hư hại hẳn luôn, nhất là trong trường hợp thời tiết lạnh, đóng băng.
Nếu các vết nứt làm hở ra lớp kết dính gelcoat, bề mặt sẽ bị chuyển sang màu vàng dưới tác động của tia cực tím. chưa kể đến việc phát sinh ra mùi hôi và bị xuống cấp về giá trị thẩm mỹ.
Phủ sợi thủy tinh fiberglass lên thân tàu để bảo trì bảo dưỡng
Các bước thực hiện cùng sợi thủy tinh Fiberglass
- Các sợi thủy tinh đã bị vỡ kết cấu tạo thành các lỗ hổng hoặc vết nứt sẽ được loại bỏ bằng giấy nhám trước để bề măt trở nên mịn màng hơn. Chú ý loại bỏ bụi trên bề mặt bằng máy hút bụi chẳng hạn.
- Sau đó cần phải được lau sạch lại bằng giẻ ngâm nước xà phòng ấm, làm sạch các tạp chất nhiều lần.
- Xong rồi thì phải lau sạch sẽ bề mặt bằng miêng vải khô sạch.
- Sau khi xử lý các vết nứt, đặt một giấy bóng kính hoặc màng nhựa trên bề mặt để tạo sự bóng mịn và ép lên bề mặt để bảo vệ những công đoạn sửa chữa trước đó.
- Cuối cùng là đến bước phủ lớp sơn. Chú ý nên phủ 2 – 3 lớp mỏng và sấy thường xuyên, khoảng nghỉ khi dùng cách sấy giữa 2 lần sơn là 2-3 giờ. Còn nếu để khô tự nhiên thì thời gian khoảng nghỉ giữa 2 lần sơn là 24h.
Các lưu ý quan trọng khi thực hiện công việc
Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ
Nên có trình tự bảo dưỡng định kỳ, làm sạch bề mặt sang bóng bằng cách sơn sợi thủy tinh bảo vệ, thêm chất làm cứng với epoxy.
Trong quá trình sử dụng của tàu thuyền, chủ sở hữu cũng cần chú ý đánh bóng bề mặt bên ngoài thân tàu thuyền bằng nhiều loại bột nhão có chứa sáp hoặc silicon.

Đầy đủ đồ bảo hộ làm việc
Nên chú ý đến các đồ bảo hộ trong lúc thực hiện quá trình trên để đảm bảo an toàn. Những vật dụng cần là kính an toàn, mũ và mặt nạ gạc lên xuống để ngăn bụi bay vào đường hô hấp.
Cũng không nên ăn uống trong môi trường làm việc. Sau khi làm việc xong thì nên thay đồ, giặt giũ để quần áo được loại bỏ hoàn toàn khỏi bụi, các hợp chất.

Rà soát các vết nứt triệt để
Ngoài các vết nứt nhẹ, vẫn có những vết nứt sâu hơn. Bạn cần chú ý tìm ra nguyên nhân hình thành vết nứt, mở rộng khu vực sửa chữa, có thể đúc thêm các cấu trúc bổ sung để đặt vài lớp vật liệu thủy tinh dạng sợi hoặc dải vải và sửa chữa vết nứt
Chọn thời điểm bảo trì thích hợp
Lưu ý rằng, tất cả các công đoạn sửa chữa lớp trang trí và lớp sơn phải được thực hiện trong thời tiết khô ấm. Để bảo vệ bề mặt vừa được sửa chữa khỏi tác động của độ ẩm, bụi.
Nên sơn trong vòng 24h đổ lại khi bề mặt đã được bảo trì xong. Nếu không sẽ cần phải lau lại từ đầu và tẩy dầu mỡ.
Nên đặt tàu thuyền trong nhà tàu thuyền hoặc dưới tán cây, nếu không thì phải phủ nó bằng bọc nhựa.
Tổng kết về vị trí Fiberglass Laminator ở công ty bên Canada – đi định cư Canada theo diện việc làm AIPP
Như vậy là I Link Group đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Fiberglass Laminator cho cty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu bên Canada. Với một vật liệu quen thuộc trong ngành nghề sản xuất này, công việc không đòi hỏi tính chuyên môn cao. Chỉ cần bạn chịu khó, cẩn thận và chú ý thực hiện theo hướng dẫn là có thể hoàn thành tốt công việc.
Nhất là khi bạn đi định cư tại tỉnh Nova Scotia – Một trong những tỉnh bang phát triển mạnh về lĩnh vực hàng hải, thì việc làm quen và bắt nhịp được với công việc chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi.
Lưu ý điều kiện đi định cư Canada theo diện việc làm AIPP
Lưu ý rằng, để đi định cư Canada theo diện việc làm AIPP, bạn cần có:
- Một công việc thực tế bên Canada và được nhà tuyển dụng có giấy phép chỉ định của tỉnh bang cấp Job Offer cho phép bạn làm việc tại công ty của họ
- Làm việc thực tế trong quá trình chờ được liên bang phê duyệt thẻ PR – thẻ thường trú nhân Canada. Để vừa đồng thời hoàn thành các tiêu chí đề ra của chương trình định cư này, vừa chứng tỏ với chính phủ Canada rằng bạn đang đóng góp vào giá trị chung cho đất nước của họ.
Nếu công ty bên Canada của bạn càng lâu đời, càng uy tín. Thì sẽ càng có sức thuyết phục đối với sự phê duyệt của Liên bang trong tương lai.

Xem thêm:
- Buổi tham quan nơi làm việc ở Canada – Job đóng tàu
- [Job] đóng tàu cho đi định cư Canada 2021 – diện tay nghề AIPP
- NOC là gì? Xét trên 2 tiêu chí – 5 level – 3 cách tìm
- 3 lưu ý quan trọng NOC level C trong định cư Canada AIPP
- Tổng hợp Endorsement – định cư Canada diện AIPP 2021
Fanpage I LINK GROUP:
Fanpage I LINK JOB:
